Review Chụp ảnh thiên hà Milky way là gì? Cách chụp ảnh milky way

Review Chụp ảnh thiên hà Milky way là gì? Cách chụp ảnh milky way là chủ đề trong bài viết hôm nay của chúng mình Tangkinhsach.vn . Theo dõi nội dung để tham khảo nhé.

Chụp ảnh Milky Way nhìn khó nhưng lại khá dễ. Giờ đây bạn có thể chụp ảnh Milky Way đẹp không chỉ bằng máy ảnh mà còn có thể chụp bằng điện thoại. Vậy làm thế nào để chụp ảnh Milky Way đẹp? Hãy cùng Tàng Kinh Sách tìm hiểu ngay sau đây.

Chụp ảnh Milky Way là gì?

Milky Way hay còn gọi là dải ngân hà, đây là một hiện tượng thiên nhiên rất tuyệt vời. Chụp ảnh Milky Way có thể là một thách thức đối với bất kì nhà nhiếp ảnh nào mới vào nghề. Để lột tả được vẻ đẹp hùng vỹ của bầu trời đêm, người ta thường chụp Milky Way. Vậy chụp Milky Way có khó không? Làm sao để chụp ảnh Milky Way?

Chụp ảnh Milk Way là gì

Hướng dẫn chụp ảnh Milky Way

Hướng dẫn chụp ảnh Milk Way bằng máy ảnh

Để có một bức ảnh Milk Way đẹp, bạn cần chuẩn bị một số yếu tố sau:

Thời gian chụp

Ở Việt Nam, thời điểm chụp Milky Way tốt nhất là trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7. Sau thời gian này thì dải ngân hà xuất hiện vào ban ngày nên bạn không thể thấy được. Bên cạnh đó, bạn nên tìm đến nơi cách xa thành phố, nhà cửa, đường xá có đèn chiếu sáng nhằm hạn chế ánh sáng hắt lên gây loá hình ảnh.

Thời gian chụp ảnh Milk Way

Bởi vì dải ngân hà thay đổi từ đông nam sang tây nam trên đường chân trời theo thời gian, vì vậy thời gian tốt nhất để chụp ảnh Dải Ngân hà cũng sẽ phụ thuộc vào loại hình nhiếp ảnh vì vị trí của Dải Ngân hà.

Trang thiết bị cần thiết

Thiết bị chụp ảnh Milk Way bằng máy ảnh

    • Chân máy: Vì thời điểm chụp là ban đêm nên cần độ phơi sáng khá lâu trên máy ảnh. Chính vì vậy một chân máy sẽ hỗ trợ nhiều cho quá trình chụp ảnh của bạn đấy.
    • Máy ảnh và ống kính: Chắc chắn đây là thiết bị không thể vắng mặt khi chụp ảnh Milky Way. Để chụp được bức ảnh đẹp bạn cần chọn ống kính góc rộng nhất có thể cùng độ mở khẩu độ tối thiểu là F/2.8.
    • L-Plate: L-Plate không chỉ có chức năng bảo vệ máy ảnh, nó còn giúp cho bạn thao tác thuận tiện hơn trong việc tháo lắp máy ảnh với chân máy. Nếu bạn có điều kiện thì tốt nhất nên sắm cho mình một chiếc L-Plate.
    • Điều khiển từ xa (Shutter Remote): Để tránh rung lắc làm nhoè hình ảnh, bạn nên chuẩn bị một chiếc Shutter Remote giúp hỗ trợ quá trình chụp ảnh Milk Way của mình.

Thông số máy ảnh

    • Đầu tiên bạn cần set máy về chế độ M. Tiếp theo chọn ảnh RAW để có hậu kì tốt nhất.
    • Công thức để tính thời gian phơi sáng thích hợp để chụp ảnh Milky Way được tính như sau: Thời gian phơi sáng thích hợp = 500/tiêu cự ống kính. Tránh phơi sáng lâu sẽ tạo thành những vệt sáng trên hình ảnh.

Thông số chụp ảnh Milky

    • Mở rộng khẩu độ lớn nhất, khẩu độ càng lớn thì càng có lợi cho tốc độ chụp hình.
    • ISO thì bạn nên thử thiết lập trong khoảng từ 1600 – 3200. Hãy bắt đầu ở 1600, nếu như vẫn chưa thấy rõ thì bạn tăng thông số lên từ từ.

Xử lí hậu kì

Xử lí hậu kì là bước vô cùng quan trọng để tạo ra một bức ảnh Milky Way đẹp. Tuỳ vào sở trường của bạn mà bạn có thể sử dụng phần mềm Photoshop hay Lightroom đều được.

Đầu tiên, hãy lựa chọn ra tấm ảnh ưng ý nhất và mở bằng phần mềm Photoshop, sau đó sử dụng công cụ Camera Raw được tích hợp trong Photoshop để chỉnh sửa một vài thứ sau đây:

Xử lý hậu kì

    • Kéo nhẹ thanh Exposure để giúp bức ảnh sáng hơn.
    • Hạ Hightlight để giúp các chi tiết trong ảnh nổi bật lên.
    • Tăng thanh Clarity lên 100% nhằm giúp phần dải ngân hàng hiển thị rõ ràng và sáng hơn.
    • Khử Noise: Trong phần Noise Reduction kéo thanh Luminance tới khi ảnh bớt noise, tùy vào ảnh mà kéo thanh này ở mức độ vừa phải.
    • Kéo thanh Amount trong phần Sharpening giúp ảnh chụp rõ nét.

Tuy nhiên tuỳ vào chất lượng ảnh và cảm nhận mỗi người để có mức chỉnh khác nhau.

Hướng dẫn chụp ảnh Milky bằng Smartphone

Nếu bạn không có máy ảnh, yên tâm bởi chỉ cần một chiếc Smartphone cũng giúp bạn chụp được những tấm ảnh Milky Way đẹp mắt.

Hướng dẫn chụp ảnh Milky bằng Smartphone

Tương tự như trên để chụp ảnh được ảnh Milky Way bằng Smartphone bạn cần chuẩn bị cho mình những yếu tố sau:

Thời gian chụp

Tương tự như chụp Milky Way bằng máy ảnh, để có một bức ảnh đẹp bận cần căn chỉnh thời gian hợp lý. Thời gian chụp khoảng 11h – 3h (trong tháng 7).

Thời gian chụp ảnh

Bên cạnh đó bạn cần tìm cho mình vị trí không bị ô nhiễm ánh sáng (việc chiếu sáng quá mức hoặc ánh sáng nhân tạo gây khó chịu) hoặc cường độ hắt sáng ít. Ngoài ra, bức ảnh Milky Way đẹp hay không phụ thuộc vào nhiều vào thời tiết, bạn không nên chụp ảnh khi trời có nhiều mây hay trăng không nằm cùng hướng hoặc gần Milkway .

Trang thiết bị cần thiết

Thiết bị chụp ảnh Milk Way bằng điện thoại

    • Smartphone có khả năng phơi sáng dài hơn 20s.
    • Một Tripod (chân máy).
    • Remote hoặc phần mềm có thể tự chụp ảnh (ví dụ như Intervalometer).
    • Nếu bạn không phải là một người rành rõi về thiên văn học và không có khả năng tìm thấy các dải ngân hà thì bạn cần có sự trợ giúp bởi các App tìm kiếm dãi ngân hà. Đối với iOS ta có các ứng dụng: Sky Guide, PhotoPills.

Thông số chụp

Đối với điện thoại, việc điều chỉnh thông số chụp ảnh Milky Way tương đối đơn giản so với chụp ảnh Milky Way bằng máy ảnh.

    • Đầu tiên bạn cần đặt chế độ chụp lưu ảnh RAW nếu điện thoại bạn có hỗ trợ để có chất lượng ảnh tốt nhất. Sau đó, chuyển sang sử dụng chế độ chuyên nghiệp để có thể kiểm soát được tốc độ, khẩu độ và ISO.

Chuyển sang chế độ chụp ảnh chuyên nghiệp và điều chỉnh các thông số cần thiết

    • Tiếp theo, bạn hãy lấy nét bằng tay bởi môi trường chụp khá tối, điện thoại của bạn sẽ khó có khả năng lấy nét tự động được. Tiếp theo chuyển sang chỉnh tốc độ màn trập lâu nhất có thể.
    • ISO sẽ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện ánh sáng bạn đang chụp, thường nằm trong khoảng từ 800 – 1600. Tuy nhiên bạn nên chọn mức IOS ở dưới 1600 để tránh làm ảnh bị mất nét, kém chất lượng.
    • Tiếp theo bạn chỉ cần chụp nhiều tấm để lựa ra được tấm hình tốt nhất. Để tránh bị rung ảnh trong quá trình chụp, bạn nên bật chế độ hẹn giờ chụp.

Xử lý hậu kì

Quá trình xử lý hậu kì sẽ quyết định đến 50% ảnh của bạn có tốt hay không. Sau khi chụp ảnh bạn nên lưu ảnh dưới dạng file RAM để dễ dàng chỉnh sửa ảnh. Để ảnh sau khi xử lý có chất lượng tốt, bạn nên sử dụng phần mềm Photoshop hoặc Lightroom để chỉnh sửa.

Tuy nhiên nếu bạn không rành về các thông số chỉnh sửa bạn cũng có thể sử dụng các App trên điện thoại như Lightroom CC hay Photoshop Mix để xử lý ảnh.

Đối với việc xử lý hậu kì ảnh trên máy tính, sau khi chọn được bức ảnh ưng ý bạn cần chỉnh sửa một số thông số sau:

Xử lý hậu kì

    • Thanh Exposure: Kéo nhẹ lên để bức ảnh của bạn sáng hơn.
    • Thanh Highlight: kéo về phần âm để giúp các chi tiết trong ảnh nổi bật lên.
    • Thanh Clarity: kéo lên 100% để giúp dải thiên hà hiện rõ trên mặt ảnh. Tuy nhiên tuỳ vào yếu tố ảnh mà bạn cần căn chỉnh thanh Clarity phù hợp.
    • Khử Noise: Để khử Noise bạn cần kéo thanh Luminance đến khi ảnh bớt Noise.
    • Thanh Amount: Sau khi khử Noise, bạn cần điều chỉnh thanh Amount để lấy nét lại cho tấm ảnh.

Trên đây là cách chụp ảnh Milky Way, hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn chụp được những tấm ảnh thiên hà đẹp. Mọi thắc mắc hãy để lại bình luận phía bên dưới nhé!

error: Content is protected !!