Top 13 lỗi bảo dưỡng xe đạp thường gặp mà bạn cần tránh

Top 13 lỗi bảo dưỡng xe đạp thường gặp mà bạn cần tránh là chủ đề trong bài viết hôm nay của chúng tôi Tangkinhsach.vn . Theo dõi bài viết để đọc thêm nhé.

Nếu bạn có thói quen tự bảo dưỡng xe đạp tại nhà để tiết kiệm thì lưu ý ngay 13 lỗi bảo dưỡng xe đạp thường gặp dưới đây để tránh mắc phải những sai lầm. Cùng Tàng Kinh Sách tìm hiểu ngay nhé!

 1 Thao tác ở phần lốp xe

Thủng lốp xe là tình trạng rất thường gặp ở xe đạp. Một trong những lỗi bảo dưỡng xe đạp phổ biến đó là sai thao tác lấy lốp. Khi lốp thủng, nhiều người sử dụng bẫy để lấy lốp và vô tình lại làm thủng thêm. Bạn chỉ phát hiện ra điều này khi bơm căng bánh xe sau khi vá xong lỗ thủng cũ.

14 lỗi bảo dưỡng xe đạp thường gặp

Thay lốp xe không đúng cách dễ gây thủng thêm vị trí mới trên lốp xe

Để tránh điều này, bạn nên dùng tay để gắn lốp xe lại vào vành. Trong trường hợp lốp dính chặt vào vành xe, bạn mới cần đến bẫy lốp và hãy sử dụng thật cẩn thận.

Ngoài ra, một lỗi nữa nhiều người mắc phải đó là đặt lốp sai vị trí vành xe. Để khắc phục điều này, hãy kiểm tra kích cỡ lốp xe vừa vặn vành xe. Sau khi lắp vào, ấn đều toàn bộ bánh xe sao cho lốp xe không bị trượt ra.

 2 Siết chặt nhông đĩa

Trên đĩa số, những con ốc được nới lỏng để đảm bảo đĩa số di chuyển lên xuống mượt mà. Thói quen của nhiều người đó là khi cảm thấy đĩa số có hiện tượng không trơn tru, hay bị kẹt lúc đổi số liền lấy tua vít và siết chặt nhông đĩa. Điều này vô tình khiến đĩa số hoạt động kém mượt mà.

Hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân do căng cáp, đĩa số bẩn hay thanh treo đĩa bị cong để có cách khắc phục phù hợp.Nhông sên đĩa là bộ phận trực tiếp truyền lực kéo từ động cơ ra bánh sau bằng cơ cấu mắc xích và bánh răng. Bộ nhông sên đĩa thường có tuổi thọ từ 2 – 3 năm nếu xe chỉ dùng trong di chuyển hằng ngày.

Đây là bộ phận chịu nhiều va đập, bụi bẩn, nên cần được bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ để đạt được độ bền cũng như khả năng vận hành tối ưu.

14 lỗi bảo dưỡng xe đạp thường gặp

Siết chặt nhông đĩa vừa phải để xe vận hành êm ái

3 Điều chỉnh bộ cổ phốt quá chặt

Với nắp che cổ phốt, bạn chỉ cần vặn chặt vừa đủ để ghi đông không bị rung. Nếu bạn vặn chặt nắp cổ, ghi đông bị khít sẽ rất khó điều chỉnh hướng.

Cổ phốt là bộ phận có nhiệm vụ dẫn hướng cho xe, bao gồm: côn phuộc (bát phuộc), các vòng bi và trục cổ lái.

Trong đó, bát phuộc bao gồm 2 vòng đạn bạc trong và ngoài, kết hợp vòng bi đạn bạc ở giữa, đảm bảo quá trình dẫn hướng nhanh chóng, nhẹ nhàng.

14 lỗi bảo dưỡng xe đạp thường gặp

Điều chỉnh cổ phốt vừa phải để dễ điều hướng xe

 4 Cần cố định trục bánh không được đóng chính xác

Cần cố định trục bánh là chi tiết quan trọng nhưng hay bị bỏ qua. Cần cố định bao gồm 2 vị trí gạt để mở và đóng. Trước khi chạy xe, bạn cần gạt về vị trí đóng. Sau khi siết chặt các con ốc, cần gạt sẽ cố định trục bánh, giữ an toàn cho bạn.

14 lỗi bảo dưỡng xe đạp thường gặp

Siết cần cố định trục bánh vừa đủ sao cho bạn có thể gẩy cần bằng một ngón tay

5 Lắp xích sai

Xích sản xuất dành cho xe đạp thường được chia thành 3 mức tốc độ: 9, 10 và 11. Nếu bạn lắp sai dây xích, độ dài không chính xác, độ căng dây không đủ sẽ dẫn đến trượt hoặc đứt xích khi di chuyển.

Để tránh lỗi này và đảm bảo an toàn, hãy sử dụng loại dây xích tương thích với xe.

14 lỗi bảo dưỡng xe đạp thường gặp

Lắp xích sai dễ dẫn đến việc tuột xích, đứt xích khi di chuyển

6 Không thay phanh xe đạp

Không thay phanh xe sau thời gian dài sử dụng cũng là một lỗi bảo dưỡng xe đạp rất phổ biến, giảm mức độ an toàn cho người lái.

Thông thường, tiêu chuẩn má phanh có độ dày ít nhất 2.5 mm sẽ đảm bảo phanh hoạt động an toàn nhất.

14 lỗi bảo dưỡng xe đạp thường gặp

Phanh xe cũ kỹ rất nguy hiểm với người lái

7 Không điều chỉnh phanh xe phù hợp

Sau khi thay hoặc sửa bánh xe, chúng ta hay quên việc điều chỉnh lại tay phanh phù hợp. Điều này khiến bạn phải bóp phanh mạnh hơn mới có thể phanh xe lại, giảm độ an toàn khi bạn đang di chuyển trên đường.

Chính vì vậy, hãy chú ý điều chỉnh phanh xe phù hợp sau khi thay mới hoặc sửa bánh xong.

14 lỗi bảo dưỡng xe đạp thường gặp

Điều chỉnh phanh xe phù hợp để đảm bảo an toàn

8 Không kiểm tra áp suất bánh xe

Lỗi không kiểm tra áp suất bánh xe sẽ khiến bánh dễ bị mòn. Bánh xe quá căng hoặc quá mềm cũng rất nguy hiểm khi di chuyển.

Lời khuyên dành cho bạn đó là hãy kiểm tra áp suất bánh xe sau khi sửa chữa hoặc sau một thời gian đạp xe. Trên lốp xe cũng thường được in thông số áp suất bánh xe để bạn có thể đối chiếu áp suất khi bơm xe tại nhà, đảm bảo không bơm bánh xe quá căng.

14 lỗi bảo dưỡng xe đạp thường gặp

Kiểm tra áp suất bánh xe để tránh bánh xe quá căng hoặc quá mềm

9 Không chăm sóc dây xích xe đạp

Bạn có biết, nếu bỏ qua khâu chăm sóc dây xích xe đạp mà không kiểm tra định kỳ sẽ khiến các đĩa xe nhanh bị bào mòn, xuất hiện tiếng kêu rít khó chịu khi di chuyển. Nghiêm trọng hơn, bạn sẽ phải tốn chi phí thay mới bộ phận đĩa xe.

14 lỗi bảo dưỡng xe đạp thường gặp

Dây xích không được bảo dưỡng sẽ khiến đĩa xe nhanh hỏng hóc

Điều chỉnh độ dài xích xe phù hợp, tra dầu thường xuyên và kiểm tra 1 tháng/lần để đảm bảo xích xe hoạt động bền bỉ.

Bôi trơn xích xe đạp giúp xe vận hành êm ái, trơn tru, đồng thời, giữ được độ bền của xích xe, nhất là với các dòng xe đạp leo núi, xe đạp đua.

Tuy nhiên, nhiều người thường mắc một số sai lầm như dùng sai dầu bôi trơn, dùng dầu bôi trơn khi chưa làm sạch xích xe sẽ khiến việc bảo dưỡng xe không đạt hiệu quả. Đó là chưa kể nếu bạn bôi dầu trên xích xe bẩn sẽ càng khiến xích nhanh hao mòn hơn.

Vậy nên, hãy làm sạch xích xe trước khi tra dầu bôi trơn. Tra dầu vào giữa các mắt nối sên xe chứ không phải bánh răng. Đồng thời, lựa chọn loại dầu bôi trơn phù hợp với điều kiện thời tiết cũng như quãng đường di chuyển.

14 lỗi bảo dưỡng xe đạp thường gặp

Tra dầu vào giữa các mắt xích để bôi trơn xích

10 Không giữ xe đạp sạch sẽ

Một chiếc xe đạp bám đầy bụi, đất cát sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận hành của xe. Đặc biệt, nếu bụi bẩn bám nhiều vào trục xoay của bánh xe, xe sẽ không thể đạt được tốc độ như bạn muốn, bạn sẽ phải tốn nhiều sức hơn khi đạp xe.

Vậy nên, hãy vệ sinh xe đạp thường xuyên, giữ xe sạch sẽ, nhất là với dòng xe đạp thể thao khi phải thường xuyên di chuyển trên những địa hình nhiều đất cát.

14 lỗi bảo dưỡng xe đạp thường gặp

Vệ sinh xe thường xuyên để xe luôn như mới bạn nhé!
Lưu ý: Khi rửa xe đạp, hãy điều chỉnh áp lực nước vừa phải để tránh ảnh hưởng đến vòng bi. Trường hợp bạn dùng vòi nước áp lực lớn, cần tháo vòng bi xe đạp để nước không dính vào vòng bi, khiến hệ thống bị rỉ sét.

11 Không bảo dưỡng cốt yên xe

Trên thực tế, chúng ta không thường xuyên nâng hoặc hạ yên xe, nên trục yên xe rất dễ bị oxy hoá.

Ngoài ra, trục yên xe tiếp xúc trực tiếp với không khí, nước… dẫn đến tình trạng gỉ sét từ ngoài vào trong. Do đó, hãy kiểm tra, bôi dầu trục yên xe, bảo quản cốt yên xe 3 tháng/lần để tránh hiện tượng gỉ sét.

14 lỗi bảo dưỡng xe đạp thường gặp

Kiểm tra cốt yên xe 3 tháng một lần

12 Không tìm hiểu cách sử dụng dụng cụ sửa xe

Sẽ rất tai hại nếu bạn tự bảo dưỡng xe đạp tại nhà mà không rành cách dùng các loại dụng cụ sửa xe. Dùng sai cách dùng dụng cụ điều chỉnh yên xe, tay vịn, xích xe… vô tình khiến chiếc xe vận hành nặng nề hơn.

Vậy nên, hãy trang bị một bộ dụng cụ sửa xe đạp và tìm hiểu kỹ cách sử dụng để vừa thao tác dễ dàng lại hiệu quả bạn nhé!

14 lỗi bảo dưỡng xe đạp thường gặp
Trang bị bộ dụng sửa xe và tìm hiểu kỹ cách sử dụng để chủ động sửa xe tại nhà

13 Sử dụng sai dung dịch bảo dưỡng

Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao mình cũng dùng dung dịch bảo dưỡng nhưng lại không hiệu quả? Rất có thể vì bạn đã dùng sai loại. Chẳng hạn, một sản phẩm có thể loại bỏ bụi bẩn trên xe nhưng không có tác dụng tác dụng bôi trơn, bảo dưỡng xích…

14 lỗi bảo dưỡng xe đạp thường gặp
Tìm hiểu kỹ công dụng, cách dùng của từng sản phẩm dung dịch bảo dưỡng xe để đạt hiệu quả tốt nhất

Bên cạnh đó, dùng sai cách cũng là một lỗi bảo dưỡng xe đạp phổ biến. Sau khi bôi trơn xích, nếu không làm sạch chất bảo dưỡng thừa sẽ tạo điều kiện để bụi bẩn dễ dàng bám vào.

Chính vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ công dụng của dung dịch bảo dưỡng, các loại dầu bôi trơn, dùng đúng mục đích và đúng hướng dẫn sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là 13 lỗi bảo dưỡng xe đạp phổ biến mà bạn nên tránh. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để tự sửa chữa, bảo dưỡng xe tại nhà một cách dễ dàng, chuyên nghiệp.

error: Content is protected !!