Phân tích và Tổng hợp 7 hàm làm tròn số trong Excel đơn giản

Phân tích và Tổng hợp 7 hàm làm tròn số trong Excel đơn giản là chủ đề trong nội dung hôm nay của chúng mình Tàng Kinh Sách . Theo dõi bài viết để hiểu thêm nhé.

Một trong những kỹ năng giúp bạn làm việc hiệu quả hơn trong Excel là làm tròn số bằng các hàm. Có rất nhiều cách đơn giản để bạn có thể làm tròn số trong Excel, hãy cùng Tàng Kinh Sách tham khảo ngay bài viết tổng hợp các hàm tròn số trong Excel dưới đây nhé!

Bài viết được thực hiện trên Laptop Asus, phiên bản Microsoft Excel 2016. Bạn có thể sử dụng tương tự cho các phiên bản Excel khác như: Excel 2007, 2010, 2017, 2020.

1Làm tròn số dùng hàm ROUND

Hàm ROUND là hàm làm tròn số được sử dụng phổ biến trong Excel, hàm sẽ làm tròn những số nằm sau dấu chấm hoặc dấu phẩy của số thập phân theo nguyên tắc những số dưới 5 sẽ được làm tròn xuống, từ 5 trở lên sẽ được làm tròn lên.

Công thức của hàm ROUND: =ROUND(Number, Num_digits)

Trong đó:

    • Number là số cần được làm tròn.
    • Num_digits là số lượng chữ số mà bạn muốn làm tròn. Num_digits có 3 trường hợp lớn hơn 0, bằng 0 và nhỏ hơn 0.

– Đối với trường hợp Num_digits > 0:

Nếu bạn có chữ số thập phân 8.15 và muốn làm tròn tới một vị trí thập phân, bạn nhập công thức =ROUND(8.15,1) và nhấn Enter, lúc này hệ thống sẽ làm tròn và cho ra kết quả 8.2.

Tương tự, bạn có chữ số -5.589 và muốn làm tròn tới hai vị trí thập phân, bạn nhập công thức =ROUND(-5.589,2), hệ thống sẽ cho ra kết quả là -5.59.

Đối với trường hợp Num_digits > 0

– Đối với trường hợp Num_digits <>

Ví dụ bạn có chữ số thập phân số 28.15 và muốn làm tròn tới một vị trí thập phân, bạn nhập công thức =ROUND(28.15,-1) và nhấn Enter, kết quả sẽ là 30 hoặc nhập =ROUND(328.15,-2) để làm tròn tới 2 vị trí thập phân, sẽ có kết quả là 300.

 Đối với trường hợp Num_digits < 0

– Đối với trường hợp Num_digits = 0: 

Ở trường hợp này, hệ thống sẽ tự động làm tròn tới số nguyên gần nhất, ví dụ bạn muốn làm tròn 4.7892, bạn chỉ cần nhập =ROUND(4.7892,0) và bấm Enter sẽ được kết quả là 5.

Đối với trường hợp Num_digits = 0

2Làm tròn số dùng hàm ROUNDUP

Hàm ROUNDUP là hàm có chức năng làm tròn số lên và cho ra kết quả làm tròn lớn hơn giá trị gốc.

Công thức của hàm ROUNDUP: =ROUNDUP(Number, Num_digits)

Trong đó:

    • Number là số cần được làm tròn lên.
    • Num_digits là số lượng chữ số mà bạn muốn làm tròn. Num_digits có 3 trường hợp lớn hơn 0, bằng 0 và nhỏ hơn 0.

– Đối với trường hợp Num_digits > 0:

Ở trường hợp này, số sẽ được làm tròn tới vị trí thập phân chỉ định. Ví dụ bạn muốn làm tròn 7.725 tới một vị trí thập phân, bạn chỉ cần nhập công thức =ROUNDUP(7.725, 1) và nhấn Enter hoặc =ROUNDUP(7.725, 2) để làm tròn tới 2 vị trí thập phân.

Làm tròn số dùng hàm ROUNDUP trường hợp Num_digits > 0

– Đối với trường hợp Num_digits <>

Nếu bạn muốn làm tròn 17.029 tới 1 vị trí thập phân, bạn nhập công thức =ROUNDUP(178.029, -1) thì số sẽ được làm tròn sang bên trái dấu thập phân tới hàng chục và cho kết quả là 180 và tương tự, bạn nhập =ROUNDUP(178.029, -2) để làm tròn tới hàng trăm.

Làm tròn số dùng hàm ROUNDUP trường hợp Num_digits < 0

– Đối với trường hợp Num_digits = 0: 

Trường hợp này hệ thống sẽ tự động làm tròn tới số nguyên gần nhất. Ví dụ, bạn muốn làm tròn 82.76 bạn chỉ cần nhập công thức =ROUNDUP(82.76, 0), kết quả sẽ cho bạn số nguyên gần nhất là 83.

Làm tròn số dùng hàm ROUNDUP trường hợp Num_digits =0

3Làm tròn số dùng hàm ROUNDDOWN

Hàm ROUNDDOWN là hàm có chức năng làm tròn số xuống và cho ra kết quả làm tròn nhỏ hơn giá trị gốc.

Công thức của hàm ROUNDDOWN: =ROUNDDOWN(Number, Num_digits)

Trong đó:

    • Number là số cần được làm tròn xuống.
    • Num_digits là số lượng chữ số mà bạn muốn làm tròn. Num_digits có 3 trường hợp lớn hơn 0, bằng 0 và nhỏ hơn 0.

– Đối với trường hợp Num_digits > 0:

Ở trường hợp này, số sẽ được làm tròn tới vị trí thập phân chỉ định. Nếu bạn muốn làm tròn 12.457 xuống tới một vị trí thập phân, bạn chỉ cần nhập công thức =ROUNDDOWN(12.457, 1) và nhấn Enter hoặc để làm tròn xuống 2 vị trí thập phân bạn nhập =ROUNDDOWN(12.457, 2).

Làm tròn số dùng hàm ROUNDDOWN với Num_digits >0

– Đối với trường hợp Num_digits <>:

Nếu bạn muốn làm tròn số 986.255 tới một vị trí thập phân, bạn nhập công thức =ROUND(986.255,-1) và nhấn Enter, kết quả sẽ là 980 hoặc nhập =ROUND(986.255,-2) để làm tròn tới 2 vị trí thập phân, sẽ có kết quả là 900.

Làm tròn số dùng hàm ROUNDDOWN với Num_digits < 0

– Đối với trường hợp Num_digits = 0: 

Trường hợp này hệ thống sẽ tự động làm tròn xuống tới số nguyên gần nhất. Ví dụ, bạn muốn làm tròn 278.564 bạn chỉ cần nhập công thức =ROUNDDOWN(278.564, 0), kết quả sẽ cho bạn số nguyên gần nhất là 278.

Làm tròn số dùng hàm ROUNDDOWN với Num_digits = 0

4Làm tròn số dùng hàm MROUND

 Hàm MROUND được dùng để làm tròn đến bội số của số khác.

Công thức của hàm MROUND: =MROUND(Number, Num_digits)

Trong đó:

    • Number là số cần được làm tròn xuống.
    • Num_digits là đối số, có thể lớn hơn 0 hoặc nhỏ hơn 0.

Ví dụ, nếu bạn muốn làm tròn 12.3 thành một số có kết quả là bội số của 3, bạn nhập  =MROUND(12.2,3), hệ thống sẽ làm tròn tới giá trị gần nhất của số cần làm tròn và cho kết quả là 12.

Tương tự, ở trường hợp Num_digits nhỏ hơn 0, để làm tròn số 87,65 có kết quả là bội của -4 bạn nhập =MROUND(-87.65,-4), sẽ có kết quả là -88.

Lưu ý rằng, Number và Num_digits phải cùng âm hoặc cùng dương, nếu 2 giá trị này khác dấu, hệ thống sẽ hiển thị lỗi #NUM.

Làm tròn số dùng hàm MROUND

5Làm tròn số dùng hàm CEILING và hàm FLOOR

Hàm CEILING hàm FLOOR cũng có chức năng làm tròn số đến bội số của số khác như hàm MROUND. Tuy nhiên, hàm CEILING sẽ làm tròn số cách xa số 0 và hàm FLOOR làm tròn trở về số 0.

Công thức của hàm CEILING: =CEILING(Number, significance)

Công thức của hàm FLOOR: =FLOOR(Number, significance)

Trong đó:

    • Number là số cần được làm tròn.
    • significance là số cần làm tròn đến bội số của nó.

Ví dụ, bạn muốn làm tròn số 124.573 với kết quả là bội số của 0.5, bạn nhập =CEILING(124.573, 0.5) sẽ được giá trị làm tròn là 125. Ngược lại, bạn nhập =FLOOR(124.573, 0.5) để làm tròn xuống 124.5 gần hơn với số 0.

Làm tròn số dùng hàm CEILING và hàm FLOOR

6Làm tròn số dùng hàm EVEN và hàm ODD

Hàm EVEN sẽ làm tròn số đến số nguyên chẵn nhất và hàm ODD làm tròn đến số nguyên lẻ nhất. Cả 2 hàm đều làm tròn ra giá trị lớn hơn giá trị gốc.

Công thức của hàm EVEN: =EVEN(Number)

Công thức của hàm ODD: =ODD(Number)

Trong đó: Number là số cần được làm tròn.

Ví dụ, bạn muốn làm tròn 24.76 đến số nguyên chẵn, bạn nhập =EVEN(24.76) kết quả sẽ là 26 và sử dụng công thức =ODD(24.76) để làm tròn đến số nguyên lẻ nhất, cho ra kết quả là 25.

Làm tròn số dùng hàm EVEN và hàm ODD

7Làm tròn số dùng hàm INT và TRUNC

Hàm INT có chức năng làm tròn một số bất kỳ thành số nguyên.

Công thức hàm INT: =INT(Number)

Trong đó: Number là số cần được làm tròn.

Ví dụ, bạn muốn làm tròn 98.64 thành một số nguyên, bạn nhập công thức =INT(98.64), hệ thống sẽ làm tròn thành 98 hoặc =INT(-105.99) để làm tròn -105.99 thành số -106.

Làm tròn số dùng hàm INT

Hàm TRUNC được sử dụng để cắt bỏ bớt và giữ những chữ số phía sau dấu chấm hoặc dấu phẩy trong số thập phân.

Công thức của hàm TRUNC: =TRUNC(Number, [Num_digits])

Trong đó:

    • Number là số cần được làm tròn.
    • Num_digits là số lượng chữ số mà bạn muốn giữ lại dưới dạng số nguyên, có thể lớn hơn 0, bằng 0 và nhỏ hơn 0.

– Đối với trường hợp Num_digits > 0, nếu bạn muốn làm tròn 78.549 với số chữ số muốn giữ lại sau dấu phẩy là 2, bạn nhập =TRUNC(78.549,2) kết quả sẽ là 78.54.

– Đối với trường hợp Num_digits <>, hàm TRUNC sẽ làm tròn số sang trái thành một bội số của 10, ví dụ bạn muốn làm tròn 78.549 với Num_digits là -1 thì bạn nhập =TRUNC(78.549,-1) sẽ có kết quả là 70.

– Còn khi Num_digits = 0 hoặc không nhập Num_digits, hàm TRUNC sẽ bỏ hết phần thập phân bên phải dấu chấm. Ví dụ, bạn nhập =TRUNC(290.821,0) hoặc =TRUNC(290.821) kết quả sẽ ra là 290.

Làm tròn số dùng hàm TRUNC

Bài viết trên đã cung cấp đến bạn các hàm làm tròn số trong Excel, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đến bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

error: Content is protected !!