Tìm hiểu chi tiết Cổng giao tiếp USB là gì? Dùng để làm gì? là ý tưởng trong nội dung bây giờ của chúng tôi Tangkinhsach.vn . Theo dõi nội dung để đọc thêm nhé.
Cổng USB tưởng chừng như quen thuộc nhưng không mấy ai hiểu rõ đó là loại cổng giao tiếp như thế nào. Hãy cùng Tàng Kinh Sách tìm hiểu cổng USB là gì, và được dùng để làm gì trên các thiết bị công nghệ hiện nay.
1Cổng USB là gì? Có trên thiết bị nào?
USB, viết tắt của cụm từ Universal Serial Bus, là cổng kết nối cáp tiêu chuẩn cho máy tính cá nhân và những thiết bị điện tử tiêu dùng. Nói một cách khác, cổng USB cho phép các thiết bị có trang bị cổng USB được kết nối với nhau và truyền dữ liệu kỹ thuật số qua cáp USB, thậm chí có thể truyền năng lượng điện cho những thiết bị cần điện để hoạt động.
Cổng kết nối USB có 2 loại: loại có dây và loại không có dây, nhưng phổ biến vẫn là cổng USB có dây.
Các thiết bị có cổng usb
Hầu hết dòng máy tính ngày nay đều có ít nhất một cổng USB, như:
-
- Máy tính để bàn: thường có 2 – 4 cổng usb ở phía trước và 2 – 8 cổng usb ở phía sau thùng CPU.
-
- Laptop: có từ 1 – 4 cổng usb ở bên trái, phải hoặc cả hai bên cạnh của laptop.
-
- Máy tính bảng: thường cổng kết nối USB được tích hợp ngay tại cổng sạc, thuộc loại cổng micro USB, đôi khi là loại cổng USB-C.
-
- Điện thoại thông minh: tương tự như máy tính bảng, cổng USB trên điện thoại thông minh được tích hợp vào cổng sạc và cổng truyền dữ liệu dưới dạng USB-C hoặc micro USB.
Xem thêm một số mẫu điện thoại bán chạy nhất tại Tàng Kinh Sách:
Smartphone khuyến mãi giá cực sốc
Các thiết bị có thể kết nối qua cổng USB
Ngày nay, có rất nhiều thiết bị có thể kết nối qua cổng USB như:
-
- Máy ảnh kỹ thuật số.
-
- Ổ đĩa ngoài.
-
- iPod hoặc máy nghe nhạc MP3 khác.
-
- Bàn phím.
-
- Micro.
-
- Chuột máy tính.
-
- Máy in.
-
- Cần điều khiển.
-
- Nhảy ổ đĩa hay còn gọi là ổ ngón tay cái.
-
- Máy quét.
-
- Điện thoại thông minh.
-
- Máy tính bảng.
-
- Webcam.
2Công dụng của cổng USB
Cổng USB có nhiệm vụ truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị có trang bị cổng USB mà không cần sử dụng mạng.
Ngoài ra, cổng giao tiếp này còn có chức năng truyền tải điện năng cho những thiết bị cần điện để hoạt động, thậm chí là sạc pin thiết bị.
3Cách sử dụng cổng USB
Kết nối trực tiếp hai thiết bị với một cáp USB bằng cách cắm mỗi đầu vào cổng USB.
Lưu ý: Một số thiết bị có nhiều cổng USB, không cắm cả hai đầu cáp vào cùng một thiết bị vì dễ gây ra hiệ tượng chạm mạch điện, hư hỏng thiết bị.
Bạn có thể cắm cáp vào cổng USB bất cứ khi nào, bất kể trong lúc các thiết bị đang kết nối trong tình trạng hoạt động hay không (bật hay tắt).
Đối một số thiết bị, đừng quên tham khảo các hướng dẫn được nhà sản xuất khuyến cáo trước khi cắm vào – rút ra cáp USB. Vì thao tác không đúng, sẽ làm hỏng thiết bị cũng như các tệp dữ liệu đang truyền tải giữa các thiết bị với nhau.
Nhiều thiết bị USB cũng có thể được kết nối với nhau bằng bộ chia USB. Nghĩa là chỉ với một thiết bị Hub USB, bạn có thể cắm không chỉ có một cổng USB mà còn bổ sung thêm nhiều cổng USB khác để kết nối thêm nhiều thiết bị.
Vì thế, nếu sử dụng bộ chia USB, thì bạn hãy cắm cáp riêng vào từng thiết bị và kết nối chúng với bộ chia riêng.
4Các chuẩn cổng USB phổ biến hiện nay
Cổng USB có nhiều hình dạng và tốc độ truyền khác nhau, bạn có thể phân biệt chúng như sau:
Phân loại theo hình dạng đầu kết nối
USB-A (Loại A)
Đầu nối USB A có hình dạng chữ nhật với chiều dài khoảng 1,4 cm (9/16 inch) và chiều cao 0,65 cm (1/4 inch). Đây là cổng USB phổ biến nhất, thường được sử dụng cho chuột và bàn phím có dây.
USB-B (Loại B)
Ít phổ biến hơn loại A, cổng USB B có dạng gần như hình vuông và thường được tìm thấy trên các bộ định tuyến, máy tính, máy in và máy chơi game.
Micro USB
Đây được xem là phiên bản mới của cả cổng giao tiếp USB-A và USB-B. Loại cổng này phổ biến trên thiết bị di động.
Ngoài ra, cổng micro USB cũng được tìm thấy trên một số thiết bị đời cũ, như máy ảnh ảnh kỹ thuật số và thiết bị ngoại vi máy tính. Tuy nhiên cổng mini USB hầu như đã được thay thế bằng cáp micro-USB và USB-C ngày nay.
USB-C (Type C)
Cổng USB-C có kích thước 0,84 cm x 0,26cm, là loại cổng mới nhất tính đến thời điểm hiện tại. Nó phổ biến trên các thiết bị di động với kích thước trông có vẻ mỏng và nhỏ hơn. Điểm nổi bật của loại cổng này là nó có thể đảo ngược mà vẫn cắm vừa vào thiết bị.
Phân loại theo tốc độ truyền
USB 1.x
Là cổng usb chuẩn hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu 12 Mb / giây và có khả năng hỗ trợ đến 127 thiết bị ngoại vi.
USB 2.0
Được gọi USB tốc độ cao, được phát triển bởi nhiều hãng máy tính như Hewlett Packard, Intel, Lucent, Microsoft, NEC và Phillips, và xuất hiện trên thị trường vào năm 2001. Loại USB này có khả năng hỗ trợ tốc độ truyền lên tới 480 megabits mỗi giây (Mbps) hoặc 60 megabyte mỗi giây (MBps).
USB 3.0
Tên gọi khác là SuperSpeed USB, được giới thiệu đầu tiên vào tháng 11/2009 bởi Buffalo Technology nhưng đến mãi tháng1/2010 mới chính thức xuất hiện trên thị trường.
Đây là loại cổng USB có phần được cải tiến hơn so với USB 2.0 về tốc độ, hiệu suất hoạt động, quản lý năng lượng và băng thông. Nó gồm có hai đường dẫn dữ liệu đơn hướng để tiến hành hoạt động – nhận và gửi dữ liệu cùng một lúc.
USB 3.0 hỗ trợ tốc độ truyền lên tới 5,0 gigabit mỗi giây (Gbps) hoặc 640 megabyte mỗi giây (MBps).
Tuy nhiên, sau khi phát hành USB 3.1, thì cổng USB 3.0 này chính thức được đổi tên thành “USB 3.1 Gen1” .
USB 3.1
Còn được gọi là SuperSpeed+, là phiên bản mới nhất hiện nay khi được giới thiệu từ 31/7/2013. Cổng USB 3.1 cho khả năng truyền tốc độ lên tới 10 Gbps, phù hợp với thế hệ đầu tiên của cổng Thunderbolt của Apple.
Nhiều thiết bị hiện nay sử dụng phiên bản cổng USB 3.0 và 3.1 để cải thiện hiệu suất và tốc độ.
Khả năng tương thích khi kết nối giữa các phiên bản cổng USB
Cổng USB có thể hỗ trợ bất kỳ phiên bản nào gần kề với nhau. Ví dụ, các thiết bị được thiết kế với cổng USB 1.1 và 2.0 thì có thể hoạt động ở cổng USB 3.0. Tuy nhiên, tốc độ chỉ đạt ở mức USB 1.1 và 2.0, chứ không đạt tốc độ truyền ở USB 3.0.
Nói tóm lại, sau khi hiểu cổng giao tiếp USB là gì, dùng để làm gì, thì sẽ giúp bạn chọn được và sử dụng đúng loại cáp USB có giao diện phù hợp với thiết bị, để phát huy tốc độ truyền tải dữ liệu cũng như tránh làm hỏng thiết bị của mình. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn!